Việt Nam là đất nước nằm gần đường xích đạo, nên có khí hậu nhiệu đới gió mùa, thích hợp với những điều kiện phát triển của nhiều loại cây nhiệt đới, trong đó có các loại cây dược liệu quý có thành phần quan trọng trong việc chữa trị các loại bệnh. Dưới đây là những loại cây dược liệu quý của Việt Nam chúng ta giúp chữa bệnh cũng như có công dụng tốt cho sức khỏe con người.
1. Cây Sâm Nam
Cây Sâm Nam còn có tên gọi khác như giống cây cát sâm, cây sâm trâu. Loại cây này còn có tên khoa học là Milletia speciosa.
Cây sâm nam thuộc họ Đậu – Fabaceae.
Dây leo thân gỗ dài 5 – 6 m, có rễ củ nạc.
Cành non phủ lông mịn màu trắng, mang lá kép lông chim với 7 – 13 lá chét, lá chét non cũng phủ nhiều lông.
Hoa trắng hoặc vàng nhạt, tập hợp thành chùm kép ở đầu cành hay nách lá.
Cây mọc hoang ở vùng rừng núi, nơi trảng nắng, ven rừng.
Công dụng của cây sâm nam: Trị đau vùng lưng chân, thấp khớp, viêm phế quản mạn tính (lao phổi ho khan), phổi kết hạch;viêm gan mạn tính.
Hoa lá cây sâm nam (giống cây cát sâm, cây sâm trâu).
2. Giống cây trà hoa vàng
Bản thân giống cây trà hoa vàng là cây dược liệu quý và mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng.
Giống cây trà hoa vàng là là cây thân gỗ nhỏ, thường xanh, cao khoảng 2-5m, cành thưa, vỏ cây màu vàng xám nhạt.
Thuộc họ sơn trà (Theaceae). Lá đơn mọc cách, dài hẹp hình tròn. Hàng năm cứ đến tháng 4 – tháng 5 đâm lộc, ra lá mới, sau 2-3 năm lá già mới rụng.
Trà hoa vàng tam đảo bắt đầu nở hoa vào tháng 11, hoa kéo dài đến tháng 3 năm sau.
Hoa mọc ở nách lá mới mọc riêng lẻ. Màu vàng kim có sáp bóng, đẹp mắt, long lanh khiến con người cảm giác nửa trong suốt.
Đường kính hoa 5-6cm, dạng cốc hoặc bát, thế hóa đa dạng và kiều diễm.
Giống cây trà hoa vàng có công dụng phòng chống ung thư, lợi tiểu mạnh, chống oxi hoá, có tác dụng ngăn HIV bám vào tế bào miễn dịch khoẻ mạnh. Thân cây thuộc trà hoa vàng dạng gỗ nên có thể dùng chế tạo các đồ thủ công mỹ nghệ.
3. Giống cây gù hương
Giống cây gù hương còn có tên gọi khác là cây xá xị.
Ở Thái Lan, cây cây gù hương được phân bố nhiều nhất ở những khu rừng nhiệt đới
Tại Việt Nam, giống cây gù hương thường được trồng nhiều ở khu vực phía bắc và được trải đều cho đến khu vực phía nam tỉnh Quảng Trị, Giống cây gù hương cũng là một trong 6 giống gỗ quý có mùi thơm.
Giống cây gù hương mang lại mùi thơm đặc biệt và dễ chịu vì cây có chứa tinh dầu, và điều đáng nói thân cây gù hương tự tỏa ra mùi hương để đuổi đi những loại côn trùng khác nhau như: Kiến, gián, muỗi. Ngoài công dụng trên giống cây gù hương còn được sử dụng để bào chế các bài thuốc chữa các chứng bệnh như cảm, đau dạ dày, phong thấp.
Giống cây gù hương
4. Giống cây hà thủ ô
Giống cây hà thủ ô là cây dược liệu quý, mọc hoang trên rừng, phân bố ở các miền núi phía bắc và miền trung
Còn có tên gọi khác nhau như: Giao đằng, dạ hợp và tên khoa học: Fallopia multiflora .
Hà thủ ô sống lâu năm, thân mềm dạng dây leo quấn với nhau, rễ phình to thành củ màu đỏ. Lá hình tim, đầu nhọn, dài 5 – 7cm, rộng 3 – 5 cm. Cụm hoa hình chùy mọc ở đầu cành hoặc nách lá, mang nhiều hoa. Hoa nhỏ, màu trắng, 3 mảnh vòng ngoài lớn lên cùng quả. Quả 3 cạnh, khô, không tự mở.
Giống cây hà thủ ô chủ yếu được biết đến như là một vị thuốc bổ, trị suy nhược thần kinh, ích huyết, khỏe gân cốt, đen râu tóc.
Hà thủ ổ
5 Giống cây sa nhân tím
Cây sa nhân tên khoa học: Amomum thuộc thực vật một lá mầm, họ gừng
Sa nhân có nhiều loại: sa nhân cựa, sa nhân quả dài, sa nhân trâu (sa nhân trắng) và sa nhân tím
Trong đó giống cây sa nhân tím là sa nhân có năng suất và tính dược liệu cao nhất.
Về công dụng giống cây sa nhân có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng hành khí, hóa thấp, kiện tỳ, kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa. Thường dùng chữa ăn không tiêu, đau bụng, đầy trướng, tiêu chảy, nôn mửa, an thai,…
Cây giống Lâm nghiệp Quý Hương đảm bảo đem đến những sản phẩm cây giống tốt nhất trên thị trường cây giống trà hoa vàng tại Việt Nam.