Giới thiệu cây Tắc kè đá
Tắc kè đá là loại thực vật lâu năm, mọc hoang ở các vùng núi tỉnh phía bắc, thân cây to ở chỗ ẩm mát vùng rừng núi.
Tên khoa học là Drynaria bonii christ, thuộc họ Ráng (Polypodiaceae).
Giá trị dược liệu của Tắc kè đá
Cây tắc kè đá tác dụng chủ yếu là chữa nhức xương
Thân rễ dày, dẹt, mọng nước, có lông cứng màu vàng nâu. Thân rễ là bộ phận dùng duy nhất của cây, được thu hái quanh năm, cạo lông, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng, ủ thân rễ cho mềm, thái miếng rồi tẩm mật hoặc rượu, sao vàng. Dược liệu có vị đắng, chát, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ thận, giảm đau, tiêu sưng chữa đau xương, đau mình mẩy, tụ máu, bong gân, thận hư, ù tai.
Ngày dùng 6-12 g, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm hai lần trong ngày. Dùng riêng hoặc phối hợp với rễ, thân, lá cây lưu ký nô, tên khoa học là Hypericum sampsonii Hance) với liều lượng bằng nhau, cùng sắc uống.
Có thể dùng dạng cao pha rượu theo công thức sau: tắc kè đá, dây đau xương, hy thiêm, huyết giác, rễ cỏ xước mỗi loại 100 g; thổ phục linh, hà thủ ô mỗi loại 150 g, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 3 lần nước rồi cô thành cao lỏng. Thêm 150 g đường kính, cô tiếp để được 700 ml cao. Thiên niên kiện 100 g thái nhỏ, ngâm với rượu, lấy 300 ml. Trộn cao với rượu để thành một lít dung dịch. Ngày dùng hai lần, mỗi lần 30 ml.
Dùng ngoài, dược liệu tắc kè đá tán bột, rây mịn, xát vào lợi chữa chảy máu chân răng.
Liên hệ ngay tới Cây giống Lâm nghiệp Quý Hương để được giống cây tốt nhất. Ngoài ra mọi khách hàng đều được tư vấn miễn phí về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây.
Lê Văn Quý
SĐT: 0949 000 268 – 0976 125 251
Địa chỉ:
Miền Bắc: Tam Đảo, Vĩnh Phúc
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.