Cây ba kích phù hợp với khí hậu Việt Nam nên cây phát triển nhanh chóng và có nhiều dược tính có lợi cho sức khỏe con người. Nên đây là một tỏng những giống cây dược liệu có hiệu quả kinh tế cao. Cây giống Lâm nghiệp Quý Hương là địa chỉ chuyên cung cấp giống cây ba kích chất lượng, giá tốt nhất thị trường.
Giới thiệu về cây ba kích tím
Cây ba kích có tên khoa học là: Morinda officinalis How.
Thuộc họ: Cà phê – Rubiaceae.
Ngoài ra ba kích còn có tên gọi khác như là: Dây ruột gà, ba kích thiên, liên châu ba kích, chẩu phóng xì. Ở mỗi dân tộc ba kích còn được gọi là sáy cáy (Thái), chồi hoàng kim, chày kiàng đòi (Dao), thau tày cáy (Tày).
Ba kích có mấy loại?
Hiện nay trên thị trường có 2 loại phổ biến là: Cây ba kích tím và cây ba kích trắng.
Ba kích tím có nhiều dược tính hơn, công dụng cũng được xem tốt hơn giống ba kích trắng. Nên thường có giá cao hơn vài chục nghìn/1 kg ba kích trắng.
Tác dụng của cây ba kích là gì?
Cây ba kích có tác dụng gì?
Công dụng của cây ba kích chủ yếu được biết đến là để chữa yếu sinh lý, suất tinh sớm. Củ được thu hoạch sau 4 đến 5 năm để đảm bảo dược tính trong củ có tác dụng chữa bệnh. Sau đó rễ cây được tách ruột, phơi khô để bảo quản.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trong củ ba kích tím có chứa chất anthraglucozit, nhựa và axit hữu cơ, chất đường, rất ít tinh dầu, trong rễ tươi có vitamin C. Theo tài liệu cổ thì dược liệu này có tính hơi ôn, vị cay ngọt, đi vào kinh thận.
Trong Y Học Cổ Truyền, tác dụng cây ba kích giúp, mạnh gân cốt, khử phong thấp…
Những công dụng tuyệt vời của cây ba kích:
- Tác dụng của củ ba kích ngâm rượu là để bồi bổ sức khỏe. Trong đó đặc biệt là bổ thận sinh tinh giữ cho thời gian gần gũi vợ chồng được kéo dài hơn.
- Nam giới một khi bị yếu sinh lý sử dụng ba kích hàng ngày với liều lượng hợp lý giúp tăng chất lượng cuộc yêu.
- Sử dụng ba kích giúp tăng cường khoáng chất cho cơ thể.
- Hỗ trợ bồi bổ sinh lý cơ thể nam giới một cách toàn diện.
- Giúp bệnh nhân bị liệt dương, mộng tinh, di tinh có khả năng cải thiện sức khỏe được tốt hơn.
- Ngoài ra ba kích còn có tá dụng chữa chứng thần kinh mệt mỏi, lo âu, chóng mặt, mất ngủ, ngủ chập chờn.
- Phụ nữ làm hạn chế tình trạng lo âu, hồi hộp, mất ngủ kinh nguyệt thất thường của thời kì mãn kinh.
Sử dụng ba kích trong bài thuốc dân gian
Ba kích là một loại dược liệu có vị cay, tính hơi ôn. Nên được dùng trong nhiều bài thuốc nam tốt cho thận, gan, giảm đau, khỏe gân cốt nhất là công hiệu ấm thận dương,… Cụ thể những bài thuốc nam từ cây ba kích tốt cho sức khỏe được nhiều người dùng có hiệu quả như là:
Bài thuốc chữa thận hư
Công dụng: chữa những triệu chứng như xuất tinh sớm, liệt dương, dương hư, phụ nữ khó thụ thai. Các bạn có thể sử dụng một trong hai bài thuốc sau sẽ thấy bệnh của mình có chuyển biến tích cực hơn:
Bài thuốc 1:
- Sử dụng mỗi vị thuốc 300g gồm có: ba kích, thần khúc, phúc bồn tử, thỏ ty tử, đảng sâm.
- 600g củ mài
- Đem tất cả các nguyên liệu trên đi tán bột mịn. Sau đó trộn với mật ong làm thành những viên nhỏ để uống dần.
- Cách sử dụng: mỗi lần uống từ 8g đến 10g thuốc, 1 ngày uống từ 2 đến 3 lần.
Bài thuốc 2:
- Mỗi vị thuốc chuẩn bị 300g: Ba kích, nhục thung dung, đảng sâm, long cốt, cốt toái bổ, đảng sâm.
- 150g ngũ vị tử.
- Đem những nguyên liệu trên đi tán bột mịn rồi cho mật ong vào và hoàn thành viên nhỏ dễ uống.
- Cách sử dụng bài thuốc nam này là mỗi ngày dùng 2 lần hoặc 3 lần, mỗi lần từ 8 – 10g thuốc.
Bài thuốc từ ba kích tím chữa bệnh mất ngủ, chán ăn, huyết áp cao
Các nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Ba kích: 150g.
- Lá dâu non: 250g.
- Ngưu tất: 150g.
- Rau má: 500g.
- Hà thủ ô: 150g.
- Vừng đen: 150g (sao thơm).
- Lá dâu non: 250g.
Những nguyên liệu trên được tán bột mịn và hoàn viên cùng với mật ong.
Hướng dẫ sử dụng: Mỗi ngày dùng 3 lần và mỗi lần dùng 8g thuốc.
Bài thuốc chữa bệnh mỏi gối, đau lưng, gân xương yếu
Các vị thuốc cần chuẩn bị:
- Ba kích, nhục thung dung, đỗ trọng bắc (tẩm muối sao), thỏ ty tử: Mỗi loại dùng 400g.
- Dùng những vị thuốc trên đem tán nhỏ và hoàn viên cùng với mật ong.
Cách sử dụng: Một ngày uống 3 lần và mỗi lần uống 6g.
Những vị thuốc dùng ba kích để nhanh có công dụng chữa bệnh thì cần sử dụng rễ cây ba kích tím có chứa nhiều dược tính hơn ba kích trắng.
Cách sử dụng củ ba kích tím
Trên thực tế ba kích có nhiều cách sử dụng khác nhau: Đầu tiên là ngâm rượu để uống hàng ngày. Hoặc là dùng để nấu thành cao để sử dụng trong thời gian dài.
Một lưu ý quan trọng là khi ngâm rượu ba kích: cần bỏ lớp lõi của củ, bản thân lõi ba kích không có dưỡng chất, có vị chát, nếu để cả lõi ngâm rượu sẽ làm giảm mùi vị cũng như chất lượng của rượu. Đồng thời nó còn làm kéo dài thời gian ngấm và trao đổi dưỡng chất của củ ba kích. Chính vì vậy việc loại bỏ ruột cây ba kích tím trước khi ngâm rượu là điều cần thiết.
Giá trị kinh tế từ trồng giống cây ba kích tím
Gồm mật độ trồng, chi phí trồng và giống
- Mật độ trồng: 20.000 cây/1ha
- Chi phí trồng trung bình: 60 triệu/1ha
- Thời gian thu hoạch 4- 6 năm
- Cân nặng lúc thu: 4-5kg/1 gốc
- Giá củ ba kích dao động từ: 110.000 vnđ – 150.000 vnđ/1kg
- Doanh thu tổng: 17.000 cây (trừ đi 3000 cây chết) x 4kg x 110.000 = 7.480.000.000 vnđ/1ha
- Ngoài ra có thêm một phần doanh thu từ bán cành lá để nhân giống
Bán giống cây ba kích
Bán giống cây ba kích tím với số lượng 1- 50 cây giá 10.000/1 cây
Giá cây ba kích giống từ 50 -200 cây giá 8.000đ/1 cây
Số lượng lớn hơn vui lòng liên hệ để có giá sỉ
Cây giống Lâm nghiệp Quý Hương
Sdt: 0949 000 268 – 0976125251 (ZALO)
Địa chỉ: KM9 Quốc lộ 2B, tt Hợp Châu – Tam Đảo – Vĩnh Phúc
Quý khách có thắc mắc mua giống cây ba kích tím ở đâu? Mua cây ba kích ở đâu? Nhu cầu về mua giống hay tư vấn kỹ thuật trồng thì liên hệ ngay tại website.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.