Tin tức

Trồng cây sơn ta mang lại hiệu quả kinh tế cao

Cây sơn ta hiêu quả cao

Trong trồng cây gì mang lại hiện quả kinh tế cao, Caygionglamnghiep.com xin giới thiệu quý bạn trồng cây Sơn ta vừa thu hoạch nhanh lại hiệu quả kinh tế cao.

Cây Sơn ta tên tiếng Anh là Toxicodendron succecdanea, được trồng lâu năm và phổ biến tại Tam Nông, Phú Thọ. Cây Sơn mạng lại thu nhập cao cho người nông dân nơi đây. Cây sơn là một loại cây lấy nhựa. Khác chè, cà phê, cao su … nhựa sơn không phải chế biến phức tạp, chỉ cần bảo quản tốt là sử dụng được ngay. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm giá trị cây trà hoa vàng mang lại

Giá trị kinh tế cây Sơn ta

Dân Việt Nam đă có nghề sơn từ thời xa xưa của ông cha lưu truyền cho các thế hệ con cháu ngày nay, dùng nhựa cây sơn Phú Thọ để làm sơn quang dầu (bàn ghế, tủ, đồ gỗ gia dụng …), sơn gắn (thuyền đ̣ò thúng, mủng, bàn ghế gia dụng …) và sơn mài (mỹ nghệ, hội họa …). Trước 1945, cây sơn trồng tập trung ở tỉnh Phú Thọ, tại các huyện Tam Nông, Thanh Thủy, Lâm Thao, Phù Ninh với các xă nổi tiếng như Tiên Kiêng, Cổ Tích, Vinh Quang, Đào Xá, Dị Nậu, Phú Lộc, Phú Hộ …
Huyện Phù Ninh có câu ca dao còn lưu truyền đến tận ngày nay:

“Cổ Tích cây cây bồ đề,
Có giếng tắm mát, có nghề cắt sơn”

Cổ Tích là tên của một xă ở chân núi Đền Hùng đất tổ tại huyện Phù Ninh, Phú Thọ. Câu ca dao này đă tóm tắt được ba đặc diểmđiểm chính của vùng trung du Phú Thọ, có cây bồ đề lấy gỗ làm diêm, có giếng đá ong đầy nước trong veo để tắm mát và cây sơn ta cắt nhựa cho đồ thủ công mỹ nghệ và hội họa nghệ thuật.

Giá cây Sơn ta

Hiện nay nhưa Sơn được bán với giá 300.000 – 400.000 vnđ/ 1kg.

Hãy tính một phép tính nho nhỏ:

1ha trồng 1.500 cây, 2 năm cây cao 3m và bắt đầu cho thu hoạch. Cây Sơn thu hoạch liên tục, 1ha cây sơn cho thu hoạch 300kg/ 1 năm, nếu thị tường giá 300.000 vnđ/ 1 kg thì tương đương 90 triệu / 1ha/ 1 năm. Cây  Sơn thu hoạch trong 4 – 5 năm, cây già và trồng lại.

 

Giá trị sử dụng cây Sơn Ta

– Tính chất màng sơn đă được các nhà hoá học Nhật như Hirano (4), Pháp như Bertrand và Georges Brook (6) và Việt Nam như Lê Thị Phái và Trần Vĩnh Diệu (15) nghiên cứu như sau:
Màng sơn có tính cách nhiệt và cách điện rất tốt, chịu được 410 0C, chống chịu tốt đối với vi sinh vật, các loại acid, nên bảo vệ tốt các vật liệu. Màng sơn có độ uốn dẻo cao nên rất dai, cho nên sơn kim khí bằng nhựa sơn, vặn xoắn sợi dây theo nhiều hướng nước sơn vẫn bềnkhông bị vụn nát, nước biển mặn cũng không phá hoại được màng sơn. Năm 1981, chiếc tầu biển “Sông Nil” bị đắm ở bờ biển Nhật Bản, chìm sâu dưới 18 m nước biển. Sau 18 tháng ngâm nước mặn, khi vớt lên, các dụng cụ quét nhựa sơn vẫn c̣n nguyên vẹn.
– Nhựa sơn được dùng dưới ba dạng:
1)  Sơn quang dầu – Sơn pha thêm dầu trẩu, trùng hợp bằng nhiệt, dùng để sơn đồ gỗ gia dụng như bàn, ghế, tủ, đồ thờ cúng và trang trí.
2) Sơn gắn – Sơn trộn với mùn cưa, để gắn đồ gỗ, mây, tre, nứa như đóng tủ, giường, bàn, ghế và gắn thuyền gỗ, thuyền thúng thuyền nan …
3) Sơn mài – Sơn ta pha thêm nhựa thông, bột màu và một số bột độn vô cơ khác. Màng sơn bóng đẹp nhiều màu dùng trong hội họa mỹ thuật.
– Nhựa sơn dùng trong các lĩnh vực công nghệ:
1)  Công nghiệp đồ gỗ, làm chất gắn và sơn quang dầu cho dụng cụ gia đình như bàn, ghế, tủ, giường, salông …
2) Giao thông đường biển, đường sông ng̣òi, đóng thuyền, sơn vỏ tàu đi biển, thuyền nan, thuyền thúng …
3) Công nghiệp điện làm sơn cách điện các sợi dây kim khí.
4) Công nghiệp thực phẩm làm bao bì vận chuyển lương thực lỏng như nước mắm, rượu mùi, nước giải khát, thiết bị chứa đựng lớn bằng bê tông cốt thép có màng sơn bảo vệ chống ăn ṃn, bảo đảm vệ sinh thực phẩm. Tông công ty thực phẩm dựa trên các công tŕnh nghiên cứu của Lê Thị Phái, Trần Vĩnh Diệu đă sơn các xi téc lớn dung tích 1000 l?t vận chuyển rất bền rất tốt.
5) Thủ công mỹ nghệ làm mỹ thuật công nghiệp như trang trí đình chùa, miếu mạo, hoành phi câu đối, sơn son thếp vàng, tượng Phật, đồ thờ cúng như tráp, hộp, sập, tủ chè, tủ hương, giường thờ rất đẹp và bền.
6) Hội họa và nghệ thuật tạo h́nh. Hàng mỹ thuật sơn mài đă phát triển mạnh mẽ như lọ hoa, khay trà, đĩa tre, đèn bàn, mây nứa, tranh tứ b́nh, sơn thủy, tố nữ …

Vườn cây Sơn ta lấy nhựa

Mô hình trồng cây Sơn ta

Giá trị xuất khẩu

Có tiếng từ thời Pháp thuộc, sơn ta (mủ của cây sơn) Tam Nông (Phú Thọ) đă xuống tàu xuất ngoại đến Nhật và Trung Quốc với kim ngạch không nhỏ. Ngày nay, sơn Tam Nông được dùng vào các công trình phục chế, tu bổ cố đô Huế, phục chế tượng hai vị thiền sư Vũ Khắc Minh, Vũ Khắc Trường (Chùa Đậu), được nhiều cơ sở sản xuất hàng sơn mài xuất khẩu dùng. Tuy nhiên diện tích sơn Tam Nông hiện nay chỉ bằng 1/10 so với thời kỳ hoàng kim.
– Trước năm 1945, trồng 1 ha sơn ở vùng trung du Phú Thọ thu nhập rất cao, mỗi năm được 300 kg nhựa sơn tương đương với 6000 kg gạo, cho nên đă có những câu ca dao:

“Một nương sơn tốt như một cót thóc đóng trong nhà”
hay
“Một đồng một rỏ không bỏ nghế trầu
Một đồng một bầu không bỏ nghề sơn”

Một nương sơn tốt có giá trị kinh tế cao bằn cả một cót thóc trong nhà. Dù có năm gái sơn giảm mạnh nhưng người nông dân vẫn gắn bó thủy chung với cây sơn.
– Theo Vụ xuất khẩu và Tổng công ty mỹ nghệ thủ công – Bộ Ngoại thương, có thể xuất khẩu sơn dưới dạng nhự sống nguyên liệu hay hàng sơn mài. Năm 1981, 1 tấn nhựa sơn giá 7000 USD trong khi đó cà phê là 2800 USD, trà 1000 USD, cao su 1100 USD, gạo 350 USD. Nếu xuất khẩu hàng sơn mài 1 tấn sản phẩm giá trị 40.000 – 50.000 USD.

Xem thêm: Các loại cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao

Thực trạng trồng cây Sơn hiện nay

Cây Sơn được trồng phổ biến nhất ở huyện Tam Nông, Phú Thọ, đã trồng thừ nghiệm và có hiệu quả cao tại các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Nghệ An và Thanh Hóa,…

Giống cây Sơn ta

Cây Sơn ta cần được nhân giống và trồng phổ biến cả nước, giúp người nông dân thoát nghèo. Cần có các đề tài nghiên cứu giá trị cây Sơn ta và khuyến khích người nông dân trồng cây Sơn ta.

Hiện nay Cây giống Lâm nghiệp Quý Hương chúng tôi cũng đang cung cấp giống cây Sơn ta toàn quốc.

0976 529 172 ( A Tuấn)

Địa chỉ: Cổ Tiêt – Tam Nông – Phú Thọ

Nhận hợp đồng ươm cây Sơn Ta giá rẻ nhất, phân phối giống cây Sơn ta toàn quốc.

Một số loài cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế khác: cây sưa đỏ, cây thiên ngân,…