Cây tràm trà có nguồn gốc từ các vùng ấm của châu Úc, mọc hoang ở các vùng cận nhiệt đới. Cây tràm trà là một loại cây thường xanh nhỏ, lá chứa tinh dầu và được sử dụng trong liệu pháp chữa bệnh.
Cây tràm trà là cây gì?
Cây tràm trà là một loài thực vật dùng để chiết xuất tinh dầu tràm có nguồn gốc từ Châu Úc mang lại giá trị kinh tế cao cho bà con. Loại cây này ưa ẩm, thích hợp với nơi có nhiều ánh sáng và hiện nay được trồng phổ biến ở nhiều tỉnh thành của nước ta. Đặc điểm của cây tràm trà như sau:
- Cây tràm trà là thân cây gỗ, có chiều cao từ 2.5 – 30m.
- Lá mọc so le, hình mũi mác và có màu lục sẫm hay màu xám. Chiều dài lá từ 1 – 25cm và rộng từ 0.5 – 7 cm.
- Đối với hoa thì mọc thành từng cụm dày, mỗi hoa có nhiều cánh nhỏ
- và một chùm nhị. Hoa của nó có nhiều màu sắc như trắng, hồng, vàng nhạt.
- Quả là dạng quả nang nhỏ, bên trong chứa nhiều hạt nhỏ. Chủ yếu để nhân giống.
Địa điểm phân bố của cây tràm trà: Cây tràm trà được phân bố ở khắp các tỉnh phía nam và bắc của nước ta. Đặc biệt là các vùng núi, địa hình cao như Thái Nguyên, Đồng Tháp, Long An, Hà Nội,… Ngoài ra còn nhiều cây tràm mọc hoang rải rác, những cây tràm này thường được bà con quy hoạch về trồng.
Đặc điểm sinh thái của cây tràm trà
Cây tràm trà sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở nhiệt độ từ 30 – 33 độ C, có thể chịu lạnh ở mức 17 độ C. Là cây ưa sống ở những nơi giàu ánh sáng. Từ bộ rễ và từ hạt có thể tái sinh tốt và phát tán vùng nguyên liệu.
Thời gian thích hợp khi hoa tràm nở là từ tháng 10 – 12 hằng năm và quả sẽ chín sau 4 – 6 tháng. Tốc độ sinh trưởng và phát triển của tràm trà nhanh nên mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho bà con. Bên cạnh đó cũng góp phần tăng thu nhập cho bà con.
Khai thác cây tràm trà như thế nào?
Cây tràm trà khai thác chủ yếu để làm tinh dầu. Thời gian khai thác diễn ra sau 3 – 5 tháng khi tỉa cành. Bà con có thể thu hoạch lấy tinh dầu quanh năm. Tuy nhiên vào mùa mưa hàm lượng tinh dầu ít hơn so với mùa khô.
Bà con có thể khai thác tràm trà 2 lần/năm vào khoảng tháng 3 và tháng 9 hằng năm. Thời gian này thích hợp nhất vì không có mưa và tinh dầu cũng đảm bảo nguyên chất.
Thu hái lá và cành non của tràm để chiết xuất tinh dầu tràm. Năng suất càng cao thì chất lượng tinh dầu càng tốt.
Thành phần hóa học
Thành phần hóa học chính chứa trong tinh dầu tràm trà là:
- Cineole: 50,16%
- Terpinene -4-ol cao: 45,4%
- Pinene <a->: 1,47%
Công dụng của tràm trà
Công dụng lớn nhất của cây tràm trà là sản xuất tinh dầu. Tinh dầu tràm trà được chiết xuất từ lá của cây tràm trà, chủ yếu sử dụng trong các trường hợp sau:
- Phòng chống các bệnh về đường hô hấp, chống nhiễm khuẩn, chữa ho, cảm lạnh, trị đau bụng, giảm mệt mỏi thể chất và tinh thần,…
- Dầu tràm trà là loại dầu tự nhiên có khả năng chữa các bệnh gây ra bởi vi khuẩn, chống tóc rụng và rối, làm tóc khỏe, dưỡng da và trị mụn.
- Khử mùi, thanh lọc không khí và làm ấm phòng
- Xua đuổi côn trùng gây hại cho sức khỏe.
- Ngoài ra, tinh dầu tràm trà còn được dùng làm có ở các dạng bào chế như: dung dịch, kem đánh răng, nước súc miệng,…
Cách sử dụng tinh dầu tràm trà
Sự hiện diện của tinh dầu tràm trà mang đến nhiều giá trị sử dụng khác nhau như:
- Trị cảm: có thể phối hợp với các tinh dầu khác có tính ấm, nóng như: tinh dầu tràm gió, tràm năm gân, hương nhu, sả chanh,… Cho 3 giọt tinh dầu mỗi loại vào nồi nước sôi, sau đó tiến hành xông hơi và hít trực tiếp.
- Dùng xông hơi: nhỏ 3 – 5 giọt tinh dầu và máy phun sương hoặc đèn đốt để lan tỏa hương thơm.
- Pha xịt phòng: lấy 10 giọt tinh dầu vào 100ml nước, sau đó cho vào bình phun sương lắc đều rồi xịt.
- Gội đầu xong: pha khoảng 5 giọt tinh dầu vào khoảng 20ml nước ấm, xả tóc với nước pha tinh dầu.
- Thư giãn: Thêm 3 giọt vào chậu nước ấm tắm giúp làm sạch và se lỗ chân lông.
- Xông hơi mặt: Dùng khoảng 2 lần mỗi tuần để lưu thông máu.
- Massage: pha 5 giọt tinh dầu 30ml dầu nền để massage cơ thể.
Lưu ý dành cho bạn khi sử dụng tinh dầu tràm trà
- Tinh dầu tràm trà có thể dùng cho da.
- Không uống bằng miệng vì gây độc hại.
- Tinh dầu tràm trà an toàn khi sử dụng ở trẻ em.
- Những ai dị ứng với bất kỳ chất nào của tinh dầu tràm trà hoặc các loại thuốc khác.
- Không dùng cho những ai bị rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác.
- Tinh dầu tràm trà có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Chính vì thế bạn nên nghe lời khuyên của bác sĩ trước khi sử dụng.
Địa chỉ mua giống cây tràm trà uy tín
Bà con có thể trồng cây tràm trà ngay trong vườn nhà, nó vừa là loại cây cảnh đẹp vừa là thuốc nam trị được nhiều bệnh thông thường. Hiện nay giá thu mua trên thị trường khoảng 10 triệu đồng/tấn lá. Cây trồng khoảng 2 năm có thể thu hoạch được lá.
Cây giống Lâm nghiệp Quý Hương đã ươm thành công cây tràm trà bằng phương pháp giâm cành. Trung tâm chuyên cung cấp và phân phối cây giống theo đơn đặt hàng cho cá nhân và tổ chức muốn đầu tư phát triển cây tràm trà.
Ngoài ra, trung tâm phối hợp với các địa phương phát huy phong trào trồng rừng cây tràm trà. Nhằm bảo vệ môi trường, chống xói mòn sạt lở đất, mang đến không gian sống trong lành.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.