Cây thông có rất nhiều công dụng vì vừa cho gỗ, tạo cảnh quan môi trường. Ngoài ra trồng thông lấy nhựa sẽ mang lại giá trị kinh tế rất cao.
Có bốn loại thông có thể trồng lấy nhựa:
– Thông nhựa (Pinus merkusii Jungh et de Vries)
– Thông ba lá (Pinus kesiya Royle)
– Thông đuôi ngựa hay còn gọi là thông mã vĩ (Pinus massoniana Lamb)
– Thông caribe
Cây Thông công trình là loài cây có sức chống chịu cao, sinh trưởng và phát triển tốt trên các vùng đất khô cằn, bị thoái hóa, rửa trôi mạnh. Là loài cây gỗ lớn, đa mục đích, sống lâu năm, sinh trưởng chiều cao đạt tới 30m, đường kính thân cây có thể đạt tới 70cm.
Gỗ Thông có tỷ trọng khá cao từ 0,899 – 0,963, thuộc loại gỗ tương đối tốt, giác và lõi phân biệt, gỗ có sợi cellulô dài, nên dùng cho sản xuất giấy, ngoài ra còn làm gỗ trụ mỏ, cột điện, gỗ bao bì… Nhựa thông tinh chế để thu được sản phẩm tinh dầu thông và colophan để sử dụng trong công nghiệp hóa mỹ phẩm, làm keo trong sản xuất giấy (keo nhựa thông) và làm chất cách điện trong công nghiệp điện, làm sơn,…
Trong 4 loại thông lấy nhựa trên, thông caribe là cây ưu việt nhất, cây lớn nhanh nhất và cho tỷ lệ nhựa nhiều nhất.
Cây thông nhựa: có thể khai thác nhựa sau 20 năm, trung bình đạt 2-3kg/cây/năm. 1ha trồng 600 cây đạt 1 – 1.5 tấn nhựa/ha
Thông caribe: có thể khai thác nhựa sau 10 năm, trung bình đạt 6-8kg/cây/năm, 1 ha trồng 600 cây đạt 3- 4 tấn nhựa/ha, theo giá hiện hành: 30.000 – 34.000/1kg nhựa hiện nay, 1 ha thông caribe có thể thu: 100 – 120 triệu/1 năm
Cây Thông nhựa đã được đưa vào trồng rừng tập trung từ thập niên 80 trở lại đây theo các chương trình đầu tư phát triển rừng của Nhà Nước và các dự án tài trợ. Theo thống kê của ngành nông nghiệp, hiện tại toàn tỉnh Quảng trị có khoảng 20.000ha rừng trồng cây Thông nhựa. Trong đó có trên 4.000ha rừng Thông có tuổi trên 20 năm hiện đang được đưa vào khai thác nhựa. Trong những năm qua, rừng trồng Thông nhựa được bảo vệ tốt, không để xảy ra cháy rừng, những khu rừng đến tuổi đã được giao khoán cho hộ gia đình, công nhân khai thác nhựa, cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy chế biến nhựa thông đã được xây dựng trên địa bàn Tỉnh..
Về kỹ thuật trồng rừng Thông nhựa có sự thay đổi tích cực về kỹ thuật trồng và phương thức trồng. Thời gian đầu, Thông nhựa chủ yếu được trồng thuần loài với mật độ 3.300cây/ha, sau đó mật độ trồng được giảm dần xuống còn khoảng từ 1.650cây/ha đến 2.000cây/ha. Từ năm 1993 đến nay rừng trồng Thông nhựa chủ yếu được trồng theo phương thức hỗn giao Thông nhựa với Keo lá tràm, Thông nhựa với Trẩu với tỷ lệ hỗn giao khoảng 50%, hỗn giao theo băng và theo đám.
Việc trồng rừng bằng cây Thông nhựa trên địa bàn Tỉnh đã được khẳng định. Rừng trồng Thông đã góp phần tích cực vào công cuộc phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cải tạo đất, tạo nguồn nước, góp phần ổn định hệ sinh thái và đa dạng sinh học, thông qua khai thác nhựa Thông góp phần tích cực trong việc giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn hộ gia đình làm lâm nghiệp, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo trên địa bàn Tỉnh.
Giá trị kinh tế của cây thông lấy nhựa
Nhu cầu về nhựa thông và các sản phẩm từ nhựa thông (tùng hương và dầu thông) trên thị trường thế giới rất lớn, ngày càng tăng, cung không kịp cầu. Theo tính toán của 1 số nhà kinh tế, nhu cầu về tinh dầu thông trong công nghệ hóa mỹ phẩm tăng bình quân hàng năm từ 3-5%, trong công nghệ chế tạo keo và các sản phẩm kết dính cũng tăng lên hàng năm từ 2-3%.
Ở nước ta để sản xuất ra 1 tấn giấy cần tới 10kg tùng hương. Dự kiến đến năm 2020 nếu muốn sản xuất 20 triệu tấn giấy cũng cần tới 200.000 tấn tùng hương (gấp hơn 10 lần tổng công xuất các nhà máy thông ở nước ta hiện nay)
Hiện nay diện tích rừng thông đang bị thu hẹp, bị khai thác bất hợp lý. Cần có các biện pháp bảo tồn và phát triển kinh tế từ cây thông
Một số loài cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế khác: cây sưa đỏ, cây thiên ngân,…
Cây giống Lâm nghiệp Quý Hương sẽ cung cấp cho bạn giống cây thông lấy nhựa chất lượng nhất.