Cách trồng và chăm sóc cây đàn hương đúng kỹ thuật sẽ giúp cây phát triển tốt.Theo Wikipedia thì cây đàn hương có tên khoa học: Santalum album L, họ Đàn hương: Santalaceae. Cây đàn hương là loại cây gỗ cao 10 – 15 m với đặc tính sinh học quan trọng nhất là có rễ cái ký sinh trên cây chủ, rễ con bám chặt vào rễ cái cây chủ bằng các giác mút, hút dinh dưỡng từ cây ký chủ để sinh trưởng và phát triển nên với tên gọi đàn hương là cây gỗ bán ký sinh.
Cách trồng và chăm sóc cây đàn hương
+ Điều kiện khí hậu
– Nhiệt độ: Cây đàn hương giống là cây nhiệt đới, á nhiệt đới, phổ nhiệt độ thích hợp từ 23 – 35 0c. Nhiệt độ thấp hơn 13 0c, cây tạm ngừng sinh trưởng, chồi ngọn chuyển sang ngủ nghỉ. Trong những nơi không có sương giá mùa đông thì cây đàn hương có thể tạm thời chịu được nhiệt 00c và nhưng khi nhiệt độ xuống dưới 00c lá bị rét hại, thời gian lạnh giá càng kéo dài rét hại càng lớn. Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt nếu nhiệt độ xuống – 3 0c đến – 5 0c thì cây đàn hương có thể chưa chết rét, có thể do thời gian giá rét ngắn và nhờ cây ký sinh bảo vệ giúp cành lá không bị rét hại.
Nhiệt độ cực trị dưới – 10c và thời gian rét liên tục là hai yếu tố chủ yếu hạn chế sinh trưởng của cây đàn hương.
Nói chung, ở những vùng trồng được chuối tiêu, đu đủ, vải, mít, xoài … đều có thể trồng được Đàn hương.
– Lượng mưa: Lượng mưa hàng năm phù hợp với nhu cầu của Đàn hương từ 600 -1600mm/năm.
+ Cách trồng và chăm sóc cây đàn hương với điều kiện lập địa
– Địa hình: Đàn hương không thể trồng được ở đất lúa vì đất trồng lúa lâu ngày có tầng đế cày không lợi cho bộ rễ Đàn hương phát triển.
Trồng đàn hương vùng đồi núi, thoát nước tốt. Đàn hương là cây dương tính, nhạy cảm với ánh sáng, nên phải trồng ở vùng nhiều nắng hoặc ở quanh bờ rào, ven kênh mương, có điều kiện lập địa tốt. Ở những vùng đồi có cây gỗ bụi phát triển, nên trồng xen cây Đàn hương vừa không tốn đất, vừa tiện chăm sóc.
– Thổ nhưỡng: Đối với cách trồng và chăm sóc cây đàn hương đúng phải thoát nước tốt, tơi xốp, giầu Fe, P, K, độ pH từ 5 – 6, kỵ, đất xóp, tầng đất dầy, đảm bảo điều kiện phát triển bộ rễ Đàn hương và rễ cây ký chủ, đồng thời nâng cao được khả năng giữ nước, giữ phân. Trồng trên đất có tầng canh tác mỏng đàn hương phát triển không tốt, rất khó phát triển thành rừng, không những vậy, cây ký chủ cũng sinh trưởng không tốt, có thể làm cho cây Đàn hương chết.
Bộ rễ cây đàn hương chủ yếu phân bổ ở tầng sâu từ 20 – 30 cm, có rễ cái ăn sâu trên 1 m. Yêu cầu đất trồng cây đàn hương phải có tầng đất sâu trên 1 m.
– Mực nước ngầm: Rễ cây đàn hương kỵ đọng nước. Nếu đất đọng nước rễ đàn hương thối làm cho cây chết. Do đó đất trồng đàn hương phải có mực nước ngầm dưới 1 m, đồng thời mặt đất không bị đọng nước vào mùa mưa.
Cây đàn hương tuy đòi hỏi cách trồng và chăm sóc cây đàn hương không phức tạp, nhưng có yêu cầu đặc thù về cây ký chủ, cần bố trí phù hợp. Cây đàn hương cũng là cây trồng dài ngày sau khoảng 6 – 7 năm trở lên, giá rất đắt, phải được bảo vệ rất nghiêm ngặt. Vì vậy, nên trồng đàn hương phân tán trong các hộ gia đình, mỗi hộ trồng vài chục cây, để thuận tiện cho việc chăm sóc và bảo vệ, làm giàu cho từng gia đình.
Hiện nay, Cây giống Lâm nghiệp Quý Hương đang phát triển cách trồng và chăm sóc cây đàn hương chuẩn công nghệ nông lâm nghiệp Thành Tây. Đã đưa cây Đàn hương đỏ nguồn gốc từ Ấn Độ trồng ở Lâm Đồng, Hà Nội, Hà Giang, sẽ từng bước mở rộng diện tích trồng ở các vùng đồi núi của cả nước ta.