Tin tức

Tổng hợp các cây dược liệu mang lại hiệu quả kinh tế cao

Trồng cây dược liệu là xu hướng mới hiện nay, Cây giống Lâm nghiệp Quý Hương xin giới thiệu và tổng hợp một số cây dược liệu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con.

Bài đầu tiên vườn ươm sẽ gửi tới danh sách cây dược liệu trồng trung hạn, thời gian thu hoạch tầm 4 – 6 năm

Cây ba kích tím

Cây ba kích còn có tên khác là ruột gà, ba kích thiên tên khoa học Morinda officinalis How

Cây ba kích có củ ba kích tím được biết đến là củ dược liệu dân gian, được ưa chuộng sử dụng để tăng cường sinh lý cho nam giới, chữa yếu sinh lý và suất tinh sớm, hiện nay được sử dụng dưới dạng ngâm rượu, nấu cao,…

Tổng Hợp Các Cây Dược Liệu Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Mô hình trồng cây dược liệu ba kích

Các nhà khoa học đã tìm được nhiều hợp chất quý có trong rễ ba kích như: Gentianine, Trigonelline, Tigogenin, Luteolin, Rubiadin: Rubiadin-1-Methyl Ether, Carpaine, Gitogenin, Choline, Quercetin, Vitamin B1, Phytosterol, Vitamin C, các loại Acid hữu cơ….

Không chỉ vậy, trong rễ ba kích còn chứa một số thành phần như đường, nhựa, Antraglycozid và lượng nhỏ tinh dầu.

Cây ba kích là cây dây leo, thân thảo, khi trồng cần làm giàn leo và nên trồng thâm canh để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, chi phí thấp nhất

Kỹ thuật và hiệu quả kinh tế từ trồng ba kích:

  • Mật độ trồng: 20.000 cây/1ha
  • Chi phí trồng trung bình: 60 triệu/1ha
  • Thời gian thu hoạch 4- 6 năm
  • Cân nặng lúc thu: 4-5kg/1 gốc
  • Giá củ ba kích dao động từ: 110.000 vnđ – 150.000 vnđ/1kg
  • Doanh thu tổng: 17.000 cây (trừ đi 3000 cây chết) x 4kg x  110.000 = 7.480.000.000 vnđ/1ha
  • Ngoài ra có thêm một phần doanh thu từ bán cành lá để nhân giống

Cây cát sâm

Cây cát sâm còn gọi là cây sâm nam, sâm trâu

Cây cát sâm là cây dược liệu mọc hoang trên vùng núi phía bắc Việt Nam như Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Lạng Sơn,..

Cây cát sâm là thân gỗ nhỏ, cây nhỏ thân dây về sau thân cứng gỗ

Chế biến: Một số nơi trồng để lấy củ làm thuốc. Rễ củ đào ở những cây đã trồng được hơn một năm, vào thu đông, rửa sạch, thái mỏng, phơi hay sấy khô. Không phải chế biến gì khác, hoặc tẩm nước gừng hoặc nước mật rồi sao vàng.

Tổng Hợp Các Cây Dược Liệu Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Mô hình trồng cát sâm

Theo Đông y, Cát sâm có vị ngọt, tính bình, vào hai kinh phế và tỳ. Tác dụng: Thuốc bổ mát, thường dùng trong những trường hợp suy nhược, ho, sốt khát nước, nhức đầu, tiểu tiện khó khăn, dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác dưới dạng sắc. Đau nhức thấp khớp, đau lưng, viêm gan mãn tính, ho.

Kỹ thuật và hiệu quả kinh tế từ trồng cát sâm:

  • Mật độ trồng: 20.000 cây/1ha
  • Chi phí trồng trung bình: 70 triệu/1ha
  • Thời gian thu hoạch 4- 6 năm
  • Cân nặng lúc thu: 4-5kg/1 gốc
  • Giá củ cát sâm dao động từ: 100.000 vnđ – 150.000 vnđ/1kg
  • Doanh thu tổng: 17.000 cây (trừ đi 3000 cây chết) x 4kg x  100.000 = 6.800.000.000 vnđ/1ha

Quý khách, quý bà con cần tư vấn thêm về cây dược liệu hoặc giống cây trồng khác hãy liên hệ
Cây giống Lâm nghiệp Quý Hương
Vòng xuyến Km 9, Quốc Lộ 2B, Tam Đảo, Vĩnh Phúc
SĐT: 0976 125 251 – 0949 000 268

Zalo: 0976125251

Email: [email protected]